Thủy tinh và gốm sứ là các sản phẩm đòi hỏi yêu cầu vô cùng cao trong việc đóng gói vận chuyển, bởi chúng dễ bị va đập, rơi vỡ trong quá trình vận chuyển. Rủi ro và thiệt hại là vô cùng lớn nếu chúng không được đóng gói một cách an toàn và chính xác. Bài viết dưới đây, HLC xin gửi tới bạn cách đóng gói hàng hóa bằng thủy tinh, gốm sứ, giúp đảm bảo kiện hàng được nguyên vẹn khi đến tay người nhận.
1. Vật liệu đóng gói cần chuẩn bị
Dưới đây là danh sách các vật liệu cần thiết để bọc và đóng gói các mặt hàng thủy tinh, gốm sứ:
- Thùng carton
- Túi đệm khí chèn hàng dạng bong bóng và dạng hình chữ nhật.
- Nhãn cảnh báo va đập hàng hóa
- Tem nhãn cảnh báo hàng dễ vỡ.
2. Cách bọc hàng
Kiểm tra lại hàng hóa của bạn một lượt trước khi đóng gói, đảm bảo rằng chúng còn nguyên vẹn. Nếu bất kỳ vật dụng, sản phẩm nào của bạn chứa chất lỏng, hãy đóng gói chúng trong một túi nilon hoặc màng PE. Điều này giúp ngăn chất lỏng trong sản phẩm rò rỉ ra bên ngoài trong quá trình vận chuyển.
Sử dụng giấy chèn lót hàng để bọc quanh sản phẩm, dùng băng dính cố định lại. Sau đó, sử dụng túi đệm khí dạng bong bóng để quấn thêm 2-3 lớp bên ngoài lớp đệm giấy vừa bọc. Càng nhiều lớp đóng gói, sản phẩm càng được bảo vệ.
Nếu bạn vận chuyển nhiều mặt hàng trong cùng 1 thùng carton, hãy sử dụng vách ngăn bằng bìa carton. Các vách ngăn tạo khoảng trống giữa các món đồ, giúp chúng không bị xước hoặc va chạm vào nhau trong quá trình vận chuyển.
3. Đóng hàng trong thùng carton
Trước khi đặt hàng hóa vào thùng carton, hãy lấp đầy đáy hộp bằng giấy chèn hàng hoặc túi đệm khí dạng bong bóng. Đặt sản phẩm đã bọc lên trên lớp giấy / túi đệm khí. Tiếp tục lấp đầy khoảng trống xung quanh hộp bằng giấy chèn hàng hoặc túi đệm khí dạng bong bóng / hình chữ nhật.
Niêm phong thùng carton bằng băng dính. Đối với các kiện hàng có giá trị lớn, hàng xuất khẩu ra nước ngoài, bạn nên sử dụng thêm nhãn cảnh báo va đập. Chúng sẽ đổi màu sang màu đỏ nếu như kiện hàng bị va đập mạnh. Nhãn này có tác dụng nâng cao nhận thức của các bên tham gia vào quá trình xử lý, vận chuyển kiện hàng cũng như cung cấp bằng chứng pháp lý nếu có tranh chấp về trách nhiệm liên quan đến hư hại của kiện hàng.
Dán thêm tem/nhãn cảnh báo hàng dễ vỡ trên kiện hàng. Việc này giúp các đơn vị vận chuyển nhận biết và lưu ý nhẹ tay trong quá trình xử lý, vận chuyển kiện hàng.
Trên đây là một vài tips trong việc đóng gói các mặt hàng bằng thủy tinh, gốm sứ. Mong rằng bài viết này sẽ góp phần giúp bạn bảo vệ và vận chuyển các sản phẩm của mình một cách an toàn và nguyên vẹn.
Để được tư vấn thêm về cách đóng gói hàng hóa, túi đệm khí, giấy chèn hàng hoặc các vật liệu đóng gói khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số: 0913 207 773 (Hà Nội) – 0913 216 680 (Đà Nẵng) – 0903 402 618 ( Hồ Chí Minh).
Nhận xét
Đăng nhận xét